Nhiều người dùng khi lựa chọn thiết bị nhà thông minh, sẽ mong muốn đầu tư tối ưu nhất về phần đèn điện trong nhà. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì hệ thống đèn trong nhà rất quan trọng. Hơn hết là sẽ giúp người dùng thực sự sử dụng nhà thông minh vào đời sống thường ngày.
Thế nhưng, với hệ thống điện thông minh DIY thì công tắc thông minh hay đèn thông minh sẽ tối ưu hơn? Cùng xem chi tiết ở bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm và những điều cần biết về công tắc thông minh
1.1 Công tắc thông minh có cân dây Nguội (N) không? Dây Neutral có chức năng gì?
Nếu bạn không phải là dân chuyên về kĩ thuật, chắc hẳn sẽ còn khá thắc mắc về vấn đề dây Nguội (N hay Neutral) và không Nguội.
- Dây Nóng (kí hiệu P hoặc L “Live”). Đây là dây điện luôn có dòng điện xoay chiều đi qua. Đây cũng là dây điện người dùng luôn phải nối cho công tắc thông minh Aqara đối với cả hai phiên bản có/ không dây N. Đây này thông thường sẽ có màu đỏ hoặc vàng.
- Dây Nguội (kí hiệu N “Neutral”) hay dây trung tính/ dây mát. Nhiệm vụ của đây N là làm kín mạch điện và giúp cân pha (với dòng điện 3 pha). Theo lý thuyết, dây N sẽ không có dòng điện đi qua. Nhưng trên thực tế, dây N vẫn có thể gây ra giật điện cho người dùng với công suất điện nhỏ hơn dây P/L. Dây này thường có màu đen, xanh hoặc trắng.
Thông thường, Công tắc vẫn có thể hoạt động nếu có dây Nóng. Tuy nhiên, đối với công tắc thông minh, thông thường sẽ cần đến dây Nguội. Vì dây N sẽ đảm bảo cho thiết bị luôn được cấp một dòng điện nhỏ để sẵn sàng nhận lệnh điều khiển từ trung tâm/ điện thoại. Đồng thời, dây N cũng sẽ cho phép tải công suất điện tốt hơn, hạn chế được nguy cơ cháy nổ trong nhà,…
1.2 Phải làm gì nếu công tắc trong nhà bạn không có dây Nguội N?
Nếu không có dây nguội N, người dùng vẫn có thể xét đến một số lựa chọn sau đây:
1.2.1 Sử dụng công tắc thông minh không dây nguội (N)
Trên thị trường hiện nay chỉ có một số thương hiệu công tắc cung cấp phiên bản không dây Nguội. Điển hình là Aqara D1 với phiên bản không nguội cho công suất tải lên tới 800W. Tuy nhiên, giá thành sẽ có chênh lệch so với phiên bản có nguội.
1.2.2 Đi thêm dây Nguội N cho hệ thống điện trong nhà
Việc đi thêm dây N cũng có thể được lựa chọn nếu người dùng thực sự muốn trang bị một hệ thống thiết bị ổn định. Tuy nhiên, việc đi dây N này nên có thợ điện chuyên môn thực hiện. Và sẽ phải đục khoét tường gây nhiều bất tiện.
1.2.3 Sử dụng công tắc không dây
Nếu không sử dụng công tắc âm tường, người dùng vẫn có thể dùng vẫn có thể dùng công tắc không dây (Aqara D1 dán tường hoặc Friends of Hue) để điều khiển đèn. Tuy nhiên, hiển nhiên là người dùng chỉ có thể dùng công tắc không dây với đèn thông minh. Thì mới có thể liên kết và cài đặt tự động hóa các đèn với nhau.
1.2.4 Sử dụng đèn thông minh
Với mỗi đèn thông minh, bên trong đã có tích hợp sẵn chip thông minh cho phép khả năng điều khiển từng bóng đèn riêng biệt. Chính vì thế, nếu không sử dụng không tắc thông minh, thì người dùng có thể điều khiển trực tiếp từng đèn. Hoặc có thể nhóm các đèn lại để điều khiển cùng lúc.
Tuy nhiên một nhược điểm của đèn thông minh là nếu sử dụng thì sẽ phải setup cho từng đèn riêng biêt. Đồng thời, Nếu sử dụng quá nhiều thiết bị đèn kết nối wifi (như đèn Yeelight 1S). Thì có khả năng hệ thống mạng wifi sẽ bị quá tải.
Xem qua dòng đèn thông minh sử dụng sóng Zigbee, hỗ trợ lên tới 50 đèn/ Bridge điều khiển:
2. Vậy sử dụng Công tắc thông minh hay Đèn thông minh thì tối ưu hơn?
Vậy nên sử dụng Công tắc thông minh nếu:
- Người dùng muốn tận dụng hệ thống đèn điện sẵn có.
- Đầu tư chi phí cao hơn một chút cho dòng công tắc thông minh không dây N.
Để tối ưu nhất trong nhà thông minh, thay vì sử dụng và thay thế toàn đèn trong nhà với đèn thông minh. Người dùng chỉ cần trang bị kết hợp giữa công tắc thông minh và đèn thông minh. Và lắp đặt đèn thông minh ở một số khu vực tạo điểm nhấn.
Đặc biệt là khu vực giải trí TV, bàn làm việc,… Vì các đèn thông minh sẽ có thể đổi được 16 triệu màu, cùng nhiều chức năng thông minh khác. Như là: hẹn giờ, điều khiển bằng giọng nói và đặc biệt là đồng bộ ánh sáng theo đúng màn hình TV hoặc máy tính.
Xem thêm các bài viết có liên quan:
- Hướng dẫn tự lắp đặt công tắc thông minh âm tường.
- Gợi ý bố trí phòng giải trí với đèn thông minh.
- Cài đặt và sử dụng tự động hóa Routines với đèn thông minh Philips Hue.
- Hướng dẫn cài đặt cho đèn thông minh Yeelight không cần Hub Bridge.