Công tắc thông minh Basic Tuya/ SmartLife/ Sonoff là các dòng công tắc thông minh giá rẻ khá thông dụng. Và được nhiều người dùng Việt yêu thích với tính hữu ích cao.
Nội dung bài viết
1. Công tắc thông minh WiFI DIY Tuya/ SmartLife là gì?
Nguyên tắc hoạt động của các công tắc thông minh cũng tương tự các rơ-le đèn thông thường. Chỉ cần lắp chúng dưới các công tắc, ổ cắm trong nhà là có thể sử dụng như một công tắc thông minh chính hiệu. Cũng như các tính năng thông minh như bật tắt từ xa hay điều khiển giọng nói, hẹn giờ,…
Không như các công tắc âm tường thông minh, Công tắc Wifi chỉ cần được lắp vào công tắc điện. Từ đó hạn chế tối đa việc đục khoét hoặc thi công phức tạp. Tuy nhiên về thiết kế kiểu dáng không đẹp mắt như các dòng khác.
Với phiên bản mới nhất, công tắc Wifi DIY (QIACHIP Smart Switch) có bổ sung thêm giao thức bluetooth. Từ đó người dùng có thể điều khiển thiết bị ở phạm vi ngắn mà không cần đến sóng WiFi.
1.1 Thông số kỹ thuật
- Nguồn vào: AC 90V-250V 50/60Hz.
- Dòng tối đa: 10A.
- Tải tối đa: Tải thuần trở : 2200W (AC220V).
- Đèn sợi đốt: 2200W (AC220V).
- Phụ tải cảm ứng: 500W (AC220V).
- Phụ tải điện dung: 200W (AC220V).
- Đèn tiết kiệm năng lượng: 300W (AC220V).
1.2 Hướng dẫn đấu dây cho công tắc thông minh Tuya đơn giản
Lưu ý: Trước khi đấu dây, người dùng phải tắt toàn bộ nguồn điện để hạn chế giật điện và cháy nổ. Người dùng đấu dây theo sơ đồ sau:
2. Cài đặt mới cho công tắc thông minh với ứng dụng Tuya
Một số điểm lưu ý trước khi tiến hành cài đặt công tắc thông minh:
- Sau khi đấu dây an toàn, người dùng cấp điện trở lại cho hệ thống điện.
- Đảm bảo điện thoại đã kết nối với Wifi 2.4GHz + bật Bluetooth, định vị.
- Đảm bảo rằng thiết bị, điện thoại, router gần nhau để kết nối nhanh nhất.
- Thiết bị phải trong trạng thái kết nối bằng cách nhấn giữ nút Reset trong 6 giây cho tới khi đèn nhấp nháy nhanh
Bước 3: Tại giao diện chính, nhấn giữ kéo xuống tải lại trang để tìm thiết bị qua bluetooth. Tiếp tục chọn Go to add, tích chọn QIACHIP Smart Switch.
Bước 4: Gõ mật khẩu Wifi 2.4GHz tương ứng và đợi thiết bị kết nối với wifi. Người dùng có thể đổi tên thiết bị nếu cần và nhấn Done để kết thúc.
Thiết bị sẽ hiển thị tại giao diện chính như sau là việc cài đặt đã hoàn thành.
3. Các tính năng của công tắc thông minh Tuya DIY
3.1 Hẹn giờ (Timer)
Tính năng này đổi trạng thái của thiết bị sau một khoảng thời gian hẹn sẵn (Ví dụ tắt/ bật sau 20 phút). Lưu ý rằng tính năng này chỉ có tác dụng một lần sau khi hẹn giờ hoàn tất.
3.2 Lịch trình (Schedule)
Là tính năng giúp người dùng lên lịch hẹn bật hoặc tắt thiết bị khi tới đúng thời gian đã hẹn trước.
3.3 Chu Kỳ (circulation)
Là tính năng tự động bật và tắt, được lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian mong muốn. ( Ví dụ tự động bật 3 phút rồi tắt trong 1 phút và lặp lại từ 9h tới 18h các ngày trong tuần).
3.4 Hẹn giờ tắt sau khi bật (inching)
Người dùng có thể hẹn giờ cho thiết bị sau khi bật sau một khoảng thời gian thì tự động tắt.
3.5 Bảo vệ trẻ em(Child)
Tính năng này ngăn không cho trẻ em táy máy công tắc làm thiết bị tự động bật hoặc tắt. Bằng cách chỉ khi nào nhấn đủ 4 lần liên tục thì mới thay đổi trạng thái của công tắc.
4. Cách liên kết Công tắc thông minh DIY Tuya với Google Home và Amazon Alexa
Xem thêm các bài viết có liên quan:
- Công tắc thông minh vs Đèn thông minh – loại nào sẽ hiệu quả hơn?
- Hướng dẫn lắp đặt cho công tắc thông minh.