Việc sử dụng hiệu quả các thiết bị nhà thông minh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Không chỉ là ở việc lựa chọn các thiết bị phù hợp cho nhu cầu sử dụng. Mà còn ở các bước trải nghiệm thiết bị. Trong đó, lỗi hay gặp nhất ảnh hưởng đến trải nghiệm chính là ở bước cài đặt kết nối WiFi.
Bài viết sau đây, Smart HomeKit sẽ hướng dẫn cách khắc phục lỗi kết nối WiFi ngay tại nhà người dùng. Và đây cũng là một trong những lỗi mà khách hàng tại Smart Homekit hay gặp phải.
Nội dung bài viết
1. Lưu ý cần nắm khi cài đặt thiết bị nhà thông minh
WiFi băng tầng 2.4Ghz
Hầu hết các thiết bị nhà thông minh hiện nay sử dụng giao thức kết nối WiFI băng tầng 2.4Ghz. Dành cho người chưa nắm rõ, hai băng tầng sóng vô tuyến WiFi thông dụng nhất là 2.4 Ghz và 5Ghz. Băng tầng 2.4 Ghz không có nghĩa là khả năng truyền mạng yếu đi. Nhưng đơn giản chỉ là ở băng tầng này sẽ cho phép truyền sóng vô tuyến đi xa hơn nên phù hợp cho việc sử dụng thiết bị thông minh.
Nếu người dùng đang sử dụng băng tần 5Ghz, thì đơn giản có thể gọi nhân viên hỗ trợ nhà mạng để được hiệu chỉnh thành băng tần 2.4Ghz.
Lưu ý: Nếu người dùng sử dụng đồng thời dual band cho modem mạng. Thì với hai mạng hai băng tầng nên được đặt tên tách bạch để dễ thao tác hơn trong quá trình cài đăt. Và tránh nhầm lẫn khi tìm kiếm mạng cài đặt ngay trên thiết bị.
Hệ thống WiFi có đang quá tải?
Nhiều người dùng sẽ gặp phải trường hợp mặc dù đang đặt thiết bị gần với modem WiFi, nhưng thiết bị vẫn không tìm thấy mạng. Ngoài trường hợp sai băng tầng mạng. Thị một lỗi rất hay gặp khác đó chính là việc modem mạng đang bị quá tải.
Thông thường, việc truy cập hay sử dụng một lúc quá nhiều thiết bị vào mạng WiFi sẽ khiến đường truyền bị quá tải. Thậm chí là từ chối thiết bị mới kết nối vào mạng. Chính vì thế người dùng có thể sử dụng hai cách sau:
- Tắt bớt các thiết bị đang kết nối không cần thiết.
- Nâng cấp modem và gói cước nhà mạng.
Dung lượng bộ nhớ của thiết bị
Dung lượng của các thiết bị nhà thông minh thường không được chú trọng quá nhiều. Thậm chí, các nhà sản xuất cũng không thường ghi chú đặc điểm này trong sổ hướng dẫn. Việc quá tải bộ nhớ thiết bị sẽ còn tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của nhiều người dùng.
Thông thường, một số thiết bị, đặc biệt là thiết bị trung tâm không chỉ đóng vai trò trung gian giao tiếp với thiết bị con. Mà còn là nơi lưu trữ các cài đặt tuỳ chỉnh của người dùng như ngữ cảnh, giờ, chế độ,… Ví dụ trên lý thuyết, Philips Hue Bridge có thể kết nối lên đến 50 thiết bị đèn và 5 phụ kiện. Song vẫn có trường hợp người dùng chỉ có thể kết nối 45 đèn đã gặp lỗi hết bộ nhớ. Đó là khi thiết bị được cài đặt quá nhiều ngữ cảnh, tự động hoá, zone, room,…
Để khắc phục tình trặng này, người dùng đơn giản… chỉ cần xoá bớt các cài đặt không cần thiết. Đặc biệt với các thiết bị đã báo không phản hồi thì nên được dọn dẹp nhằm hạn chế chiếm dung lượng bộ nhớ cho thiết bị trung tâm.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng
Bất kì một thiết bị nào cũng có một cách kết nối riêng biệt. Tuỳ thuộc vào hãng sản xuất lẫn dòng sản phẩm riêng, cách kết nối thiết bị có thể rất khác nhau.
Chính vì thế, người dùng nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng đính kèm trước khi cài đặt. Hoặc tìm thông tin cài đặt tại mục Tin tức – hướng dẫn tại Smart HomeKit. Và xem các hướng dẫn review khác trên trang Youtube Smart Homekit để cập nhật các thủ thuật hay.
2. Các bước khắc phục khi không thể kết nối mạng WIFI cho thiết bị nhà thông minh
Bước 1: Kiểm tra băng tầng/ Reset Modem mạng
Vì 90% thiết bị thông minh đều yêu cầu WiFi băng tầng 2.4Ghz. Nên nếu modem đang chạy hai băng tầng song song, hãy tạm thời tắt băng tầng 5Ghz. Sau đó, tắt và mở modem để reset lại mạng.
Bước 2: Tiền hành reset lại thiết bị
Tiếp theo, hãy Reset lại thiết bị của mình. Đa số thiết bị sẽ có nút reset cứng và mỗi hãng sẽ có mỗi cách reset khác nhau. Chình vì thế hàng khách vui lòng tìm kiếm từ khoá Google: “Cách reset [tên thiết bị]” để biết cách reset thiết bị tương ứng.
Nhấn đồng thời nút Home và lắp pin để Reset Chromecast Remote Nút Factory Reset phía sau loa Google Home Mini.
Bước 3: Thoát ứng dụng và kết nối lại thiết bị
Sau các bước trên, người dùng nên thoát ứng dụng cài đặt trên điện thoại. Và tiến hành cài đặt như hướng dẫn sử dụng sẵn trên app hoặc trên tờ hướng dẫn sử dụng.
3. Kiên nhẫn cài đặt để có trải nghiệm thiết bị thông minh tốt nhất
Việc không thể kết nối một thiết bị sẽ liên quan đến nhiều nguyên nhân. Có thể chủ quan từ thiết bị, hoặc cũng có thể do các yếu tố xung quanh. Chính vì thế, yếu tố quan trọng nhất chính là sự kiên nhẫn và kĩ càng theo hướng dẫn của phía người mua.
Nếu người dùng cũng có thể tạm gián đoạn quá trình cài đặt. Và thực hiện lại khi bản thân đã cảm thấy thoải mái hơn. Cũng như nhờ đến sự hỗ trợ từ SmartHomeKit.vn.
Ngạn ngữ có câu “giục tốc bất đạt” hay tiếng Anh có câu “Rome was not built in a day”. Và cả hai đều có thể áp dụng với việc cài đặt và sử dụng thiết bị Nhà thông minh.
Xem thêm các bài viết có liên quan:
- Một số mẹo sử dụng tối ưu thiết bị giải trí Google Chromecast TV.
- Hướng dẫn dùng loa Google kết hợp với loa Bluetooth.
- Sửa lỗi mất kết nối Remote Google Chromecast TV.
- Những điều cần biết về Mesh Wifi và Wifi Extender.