Sự khác biệt giữa giao thức Matter và Thread

matter vs thread

Giao thức Matter cùng với kết nối Thread đã đánh dấu thêm chương mới trong hệ sinh thái nhà thông minh. Nhờ có Matter và Thread, giờ đây người dùng không còn phải đắn đo khi lựa chọn mua các thiết bị smarthome. Vì các thiết bị hỗ trợ Matter và Thread đều có thể hoạt động trên mọi nền tảng nhà thông minh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng giao thức.

1. Giao thức Matter là gì?

Matter là tiêu chuẩn cho nhà thông minh được phát triển bởi Liên minh Tiêu chuẩn Kết nối (CSA). Được sự ủng hộ của hàng trăm công ty lớn như Google, Apple, Amazon, Phillips, Samsung…. Matter hứa hẹn sẽ tạo một bước đột phá mới cho các sản phẩm thông minh. Các thiết bị được chứng nhận Matter từ các nhà sản xuất sẽ hoạt động cùng nhau một cách dễ dàng.

Matter được xem là cầu nối có yếu tố bao hàm tất cả các khả năng kết nối giữa các thiết bị. Matter sẽ sử dụng kết nối Thread hoặc Wifi để liên lạc giữa các thiết bị nhà thông minh và trung tâm.

matter vs thread 1

2. Giao thức Thread là gì?

Kết nối Thread là phương thức kết nối dựa trên mạng không dây theo tiêu chuẩn kết nối IPv6 (Internet Protocol version 6). Nhằm mang lại sự kết nối an toàn, tiện lợi giữa các thiết bị thông minh trong nhà. Giao thức này còn được gọi là mạng khu vực cá nhân không dây (WPAN). Thread độc lập với các giao thức mạng lưới 802.15 khác chẳng hạn như: Zigbee, Z-Wave và Bluetooth,….

matter vs thread 5

Thread hoạt động cùng với Wifi, đồng thời mở rộng phạm vi tiếp cận giúp mạng trở nên mạnh và truy cập nhanh hơn. Tuy vậy, các thiết bị Matter không nhất thiết phải hỗ trợ Thread. Vì vậy các thiết bị Matter có thể sử dụng các giao thức kết nối khác (Wifi, Bluetooth,…).

Kết nối Thread gồm 3 loại thiết bị cơ bản:

  • Thread Border Router (thiết bị kết nối trung tâm): Là phần quan trọng nhất để kết nối mạng Wifi với Thread. Người dùng có thể điều khiển các thiết bị con từ xa thông qua thiết bị này.
  • Thread Device Acting as Border Router (thiết bị trung tâm bổ sung): Giúp mở rộng mạng lưới một cách ổn định, nhanh chóng.
  • Thread End Devices (thiết bị đầu cuối, thiết bị con): Các thiết bị nhà thông minh, như bóng đèn, ổ cắm….

3. Các điểm nổi bật của giao thức Matter và giao thức Thread

matter vs thread 4

3.1 Lợi ích của Matter

  • Thiết bị hỗ trợ Matter đều có thể hoạt động với nhau bất kể công ty nào sản xuất.
  • Quá trình điều khiển các thiết bị được thực hiện cục bộ trên hệ thống mạng gia đình. Thay vì thông qua mạng Internet nên tương tác diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Cho phép điều khiển đồng thời từ nhiều hệ thống nhà thông minh khác nhau.
  • Đơn giản hóa trải nghiệm người dùng trong quá trình cài đặt, bảo mật,…
  • Tiết kiệm chi phí khi sử dụng các thiết bị có giá thành thấp nhưng lại hỗ trợ Matter.

3.2 Lợi ích của Thread

  • Điều khiển nhanh chóng: Thread phản hồi tức thời giúp loại bỏ những khoảng trễ khiến hệ thống bị treo.
  • Tính đơn giản: Quá trình cài đặt, khởi động và vận hành rất đơn giản, giúp tiết kiệm được thời gian.
  • Không cần trung tâm điều khiển: Người dùng cần phải có thiết bị trung tâm từ các nền tảng như Apple HomePod Mini, Google Nest Hub,…
  • Bảo mật: Thread có độ bảo mật và an toàn cao nên người dùng có thể yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng về sự chen ngang, xâm nhập.
  • Công suất thấp: Các thiết bị trong Thread có thể ở chế độ nghỉ và hoạt động bằng pin trong nhiều năm.
  • Khả năng mở rộng: Giao kết nối này có thể mở rộng quy mô với hàng trăm thiết bị.

3.3 Các thiết bị tương thích Matter

Matter sẽ hỗ trợ hầu hết các thiết bị trong ngôi nhà thông minh. Từ các thiết bị điều khiển chiếu sáng thông minh (công tắc, bóng đèn, ổ cắm…), khoá cửa thông minh, cảm biến nhiệt độ, hệ thống sưởi, điều hoà, rèm, màn cửa, cảm biến an ninh, cổng ga-ra, router mạng, TV. Hay các thiết bị truyền phát Chromecast with Google TV, Amazon Fire TV Stick, Apple TV

matter vs thread 3

Đối với các thiết bị được hỗ trợ Matter, bạn có thể tích hợp về một nền tảng nhất định để sử dụng các thiết bị một cách hiệu quả và dễ dàng.

3.4 Các thiết bị hỗ trợ Thread

Đối với Thread, người dùng chỉ cần có thiết bị trung tâm từ các nền tảng như Apple HomePod Mini, Google Nest Hub,… Điều này khác so với những tiêu chuẩn mạng phổ biến hiện tại dành cho nhà thông minh Zigbee. Hệ thống cần ít nhất một thiết bị trung tâm của hãng sản xuất mới có thể hoạt động.

Cả giao thức Thread và Matter đều là những cầu nối giúp kết nối giữa các thiết bị, bảo mật thiết bị hay khả năng giao tiếp… Chúng thực sự cần thiết cho hệ thống SmartHome với những cải tiến khả năng điều khiển thiết bị trong tương lai. Với những thông tin trên, hy vọng bài viết sẽ mang lại cái nhìn trực quan về những lợi ích. Hay khả năng kết nối sẽ cải tiến trong tương lai qua 2 giao thức này.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo