Đèn LED Downlight là dòng đèn được ưa chuộng nhất hiện nay. Với những thiết kế âm trần hoặc nối dây, nó sẽ tạo ra những khu vực ánh sáng đặc biệt cho căn nhà bạn. Tuy nhiên việc lắp đèn Downlight sẽ cần nhiều điều phải lưu ý. Và những hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn việc triển khai một hệ thống đèn âm trần.
Nội dung bài viết
1.Phân biệt và chọn đèn Downlight phù hợp
Thông thường 1 chiếc đèn LED Downlight thường có 3 bộ phận: vỏ đèn và nguồn, và chip LED. Vỏ đèn có chức năng tạo trang trí và bảo vệ các bộ phận bên trong như mắt LED. Nó cũng quyết định kích thước tổng thể của sản phẩm. Việc lắp đèn Downlight cần lưu ý về kích thước của sản phẩm để căn nhà có tính thẩm mỹ cao.
Kích thước đèn các dòng Downlight
Thị trường đèn Downlight khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên xét theo hình thức lắp đặt thì có:
- Đèn Downlight âm trần ( Đây là loại đèn Downlight được ưa chuộng nhất )
- Đèn Downlight lắp nổi.
Còn xét theo kiểu dáng, mẫu mã thì có:
- Đèn Downlight vuông.
- Đèn Downlight tròn.
- Đèn Downlight siêu mỏng.
- Đèn Downlight mặt cong.
- Đèn Downlight đế dày, đế mỏng, khối đúc,…
Trên thị trường có rất nhiều dòng đèn Downlight khác nhau.Với mỗi loại đèn khác nhau thì ta sẽ có kích cỡ đèn Downlight khác nhau. Gia chủ cũng như người thợ lắp đặt cần phải có những kiến thức cơ bản để có thể lựa chọn loại đèn, thiết kế lỗ khoét đèn sao cho vừa vặn và thẩm mỹ nhất.
2. Lưu ý chung trước khi lắp đèn Downlight
1.Việc lắp đặt yêu cầu người thực hiện phải có kinh nghiệm và chuyên môn về sản phẩm để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
2. Do chất liệu trần nhà đa dạng (trần gỗ, trần thạch cao, trần bê tông ( với trần bê tông phải lắp thạch cao hoặc gỗ trước khi lắp đèn âm trần) …).V vậy hãy xem xét cẩn thận chất liệu trần để chuẩn bị dụng cụ lắp đặt phù hợp khi phải khoan đục.
3. Kiểm tra điện áp hoạt động đèn ở nơi lắp đặt xem có giống với nguồn điện áp được ghi trên hộp đèn, để đảm bảo đèn sẽ được cấp điện áp hoạt động phù hợp. Vì nếu điện áp sai lệch quá nhiều sẽ khiến thiết bị hư hỏng vĩnh viễn. (Không nên lắp đặt đèn âm trần với công suất lớn hơn mức cho phép).
4. Dùng bút thử điện để kiểm tra xem điện đã được ngắt hoàn toàn chưa?
5. Khi lắp đặt nên tránh vị trí có thiết bị tỏa nhiệt mạnh để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn.
6. Xem xét vị trí của đèn trong tương ứng với các thiết bị khác như quạt trần hoặc đèn chùm trang trí… để đảm bảo khoảng cách an toàn giữa chúng.
3. Chi tiết đường kính lỗ khoét lắp đèn Downlight âm trần
Điều đầu tiên khi lắp đèn âm trần đó là chọn đèn trước rồi mới khoét lỗ lắp đèn. Nếu làm ngược lại, bạn sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc lắp đặt như: Đèn không vừa ô, không phải đèn phù hợp, cần đi thêm dây nguồn… Điều thứ 2, đó là: Luôn khoét lỗ nhỏ hơn kích thước của đèn.
Lưu ý: Các con số kích thước dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, có thể di dịch đi đôi chút ở một số dòng đèn. Do thị trường có rất nhiều dòng đèn Downlight kích cỡ khác nhau.
Đường kính đèn (Outer) | Cut – Out (Đường kính lỗ khoét) |
115mm (4.5 inch) | 90 – 95 mm (3.5 inch) |
125mm (5 inch) | 100 – 105 mm (4 inch) |
150mm (6 inch) | 125 – 130 mm (5 inch) |
175mm (7 inch) | 150 -155 mm (6 inch) |
200mm (8 inch) | 175 – 180 mm (7 inch) |
225mm (9 inch) | 200 – 205 mm (8 inch) |
Cutout + 1inch (25mm) = Outer diameter
Nếu bạn thích đèn lắp Downlight đôi, hãy nhớ kích thước sẽ rơi vào khoảng 135x235x100 mm và kích thước lỗ khoét là 210×110 mm.
3. Một số lưu ý khi chọn màu đèn Downlight
Khi lắp đèn Downlight bạn cũng cần lưu ý tới vấn đề màu sắc đèn. Vì đây là dòng đèn trang trí tạo diểm nhấn cho nhà, nên cần có một chút chỉn chu.
Chọn màu đèn gần với màu sơn tường nhất
Một trong những chức năng mà đèn led âm trần cần đáp ứng được chính là làm nổi bật được màu sơn tường trong nhà. Chính vì vậy, với không gian chiếu sáng chung như phòng khách chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn ánh sáng đèn led âm trần màu trắng/vàng để có thể làm nổi bật màu sơn tường hiệu quả nhất.
Bạn có thể sử dụng Đèn LED Downlight thông minh Philips hue. Đây là bóng đèn có nhiệt độ màu từ 2200-6500 Kelvin cho ánh sáng chan hòa và có thể tùy chỉnh màu sắc bằng điện thoại.
Chọn đèn có cường độ chiếu sáng thấp để tạo điểm nhấn
Một chuyên gia ánh sáng thực thụ nên chọn đèn LED có cường độ ánh sáng thấp thay vì một chiếc đèn có cường độ ánh sáng cao để làm điểm nhấn cho một vị trí cụ thể.
Nếu không tin bạn hãy thử cách làm đó để thấy hiệu quả rõ ràng nhất. Một chiếc đèn led có cường độ chiếu sáng cao chỉ khiến đồ vật của bạn trở lên chói lóa, thậm chí sẽ gây phản tác dụng.
Kết hợp đèn led âm trần với các loại đèn khác
Chỉ sử dụng đèn led downlight âm trần phòng khách sẽ khiến cho căn phòng của bạn trở nên đơn điệu. Vì vậy hãy biết cách kết hợp tinh tế giữa đèn led âm trần với một số loại đèn trang trí khác để không gian trở nên hoàn hảo hơn. Bạn cũng nên dùng chung một hệ thống đèn nhất định cho nhà mình để có sự đồng bộ.
Xem thêm: Hệ thống chiếu sáng thông minh Philips Hue.