Những điều bạn nên biết trước khi lắp đèn thông minh

lưu ý đèn thông minh banner

Với thời dại công nghệ 4.0 Smart Lighting hay hệ thống chiếu sáng thông minh đang dần phổ biến hơn. Bạn có thể đã bắt gặp một số thiết bị đèn thông minh cơ bản như: đèn đường tự động bật vào lúc 18h30, đi ngang qua vị trí nào đó đèn sẽ tự động bật, mở cửa đèn bật…. Đây đều là những tác dụng cơ bản của đèn thông minh. Khi áp dụng chiếu sáng thông minh vào căn nhà của mình, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Và có một số lưu ý dành cho bạn khi bắt đầu làm hệ thống chiếu sáng thông minh. Cùng theo dõi Smart HomeKit để bắt đầu một căn nhà thật đơn giản và dễ dàng.

1. Chiếu sáng thông minh hay đèn thông minh là gì

Đèn thông minh là loại đèn LED mà người sử dụng có thể điều khiển nó bằng các thiết bị như: Điện thoại, máy tính bảng… Đèn thông minh được ra đời nhằm đem đến sự an toàn và thuận tiện hơn cho người dùng. Ngoài ra, thiết bị này cũng sẽ mang lại hiệu quả trong việc tiết kiệm điện năng.

Tuy giá thành của đèn thông minh cao hơn so với các loại đèn truyền thống, đèn LED khác trên thị trường. Nhưng nó sẽ mang đến cho bạn các tính năng, chế độ hiện đại cùng trải nghiệm chất lượng tốt hơn. Đặc điểm chung cảu đèn thông minh thường gặp nhất:

  • Có thể tăng giảm độ sáng tùy ý từ 1-100%
  • Bật/tắt từ xa bằng ứng dụng trên điện thoại
  • Hẹn giờ tự động cho thiết bị đèn
  • Thay đổi màu sắc theo sở thích
  • Kết hợp cùng các cảm biến thông minh tạo hệ thống tự động

Một số chức năng đặc biệt hơn ở một số dòng đèn cao cấp Philips Hue, Nanoleaf như:

  • Đồng bộ ánh sáng 16 triệu màu với màn hình TV, PC
  • Chạm cảm ứng đổi màu ngay trên mặt đèn
  • Ánh sáng thông minh hỗ trợ sức khỏe người dùng
  • Đồng bộ ánh sáng với nhạc, game, video….
  • Tương thích với nhiều nền tảng nhà thông minh lớn

2. Đèn thông minh vs. công tắc thông minh?

2.1 Sử dụng công tắc thông minh

Cách sử dụng công tắc thông minh thường được sử dụng cho những căn hộ mới xây hoặc những gia đình muốn thay đổi toàn bộ công tắc trong nhà mình. Những công tắc này đã được tích hợp sẵn công nghệ nhà thông minh. Do đó bạn chỉ cần kết nối chúng với các line đèn trong nhà mình là có thể sử dụng bình thường.

aqara d1

Với giải pháp sử dụng công tắc thông minh sẽ có những ưu và nhược điểm riêng mà bạn có thể lưu ý như sau:

  • Chỉ có thể bật/tắt được bóng đèn. Không thể tăng giảm độ sáng hay đổi màu bóng đèn theo ý muốn.
  • Sẽ cần bổ sung dây nguội (dây mass) có sẵn cho công tắc
  • Chia dây đèn (line đèn) hợp lí theo số nút nhấn tối đa ví dụ:
    • (Công tắc Aqara D1 – Phiên bản hình Vuông từ 1 đến 3 nút nhấn, bao gồm có dây nguội và không dây nguội. Tương thích Apple HomeKit, Aqara Home.
    • Công tắc thông minh Aqara Q1 – Phiên bản Chữ nhật – tối đa 2 nút nhấn. Bao gồm có dây nguội và không dây nguội. Tương thích Apple HomeKit, Aqara Home.
    • Công tắc thông minh Tuya: Tối đa 4 nút nhấn, yêu cầu phải có dây nguội

Ưu điểm của phương pháp này là có thể điều khiển được tất cả mọi loại thiết bị khác nhau. Và chi phí cũng sẽ thấp hơn.

cong-tac-chu-nhat-Aqara3

Xem thêm: Những lưu ý cần biết trước khi lắp công tắc thông minh.

2.2 Sử dụng đèn thông minh

Khi sử dụng đèn thông minh, bạn có thể tùy chỉnh bất kì tính năng nào liên quan đến đặc điểm của bóng đèn chứ không chỉ là bật/tắt thông thường như công tắc. Cách này sẽ đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn, không cần yêu cầu hệ thống điện phức tạp. Các dòng bóng đèn cơ bản và dễ thay nhất là:

Các bóng đèn thông minh sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn khi bạn muốn thay đổi ánh sáng thật phù hợp cho mọi hoạt động của gia đình.

Xem thêm: Đèn thông minh Philips Hue là gì?

3. Lưu ý trước khi lắp đèn thông minh

3.1 Đèn ốp trần

yeelight banner home

Đối với đèn ốp trần thông minh, bạn chỉ cần thay thế hoặc đi kéo thêm dây điện tới vị trí cần lắp. Hầu hết các dòng đèn ốp trần thông minh đều được thiết kế mỏng và nhẹ. Do đó bạn có thể dễ dàng thực hiện việc thay và lắp tại nhà. Nổi bật nhất trong dòng ốp trần có Yeelight. Bạn có thể tùy chọn các hình dáng, kích cỡ phù hợp với căn nhà và sở thích như:

Đối với đèn ốp thì bạn có thể lắp được với trần thạch cao và trần bê tông. Chỉ cần nhà bạn có thang và máy khoan, mọi chuyện sẽ vô cùng đơn giản khi lắp đặt.

yeelight-arwen-c-usp-1

3.2 Đèn âm trần thông minh

Đèn bóng để gắn lên trần thì cần lon đèn (chóa đèn). Nếu trần thạch cao của bạn không đủ dày để gắn lon đèn thì khi đó bạn phải chuyển sang dùng đèn mỏng hơn như là đèn Spotlight chiếu điểm. Với những căn nhà đang thi công thì có thể lắp trần phù hợp hơn với dòng đèn cần sử dụng. Bạn cũng nên lưu ý về kích thước của đèn âm trần trước khi thi công và lắp đặt. Các dòng đèn khác nhau sẽ có kích thước khác nhau tùy vào từng thiết kế. Ví dụ đèn âm trần Philips Hue Garnea Downlight sẽ có 2 kích cỡ:

Với kích thước như vậy bạn cần để khoảng trống phí trên trần ít nhất là 6.5cm để có thể lắp được đèn.

hue downlight garnea 10

Các bóng đèn thông minh hiện tại có công suất chủ yếu vào khoảng 9-10W/ bóng, cũng bằng với bóng đèn bình thường. Ví dụ phòng khách rộng khoảng 20 mét vuông, bạn dùng 6 đèn downlight, nếu cần tăng độ sáng bạn có thể dùng thêm đèn ốp trần ở chính giữa.

Các đèn ốp trần công suất sẽ cao hơn thường rơi vào 20-50W và có thể lên tới 100W với dòng Yeelight Halo Pro 960Yeelight Starry R900. Thông thường bạn nên chọn các đèn có công suất cao để tránh trường hợp không đủ sáng sẽ phải thay đèn khác. Vì khi lắp đèn thông minh bạn có thể điều chỉnh được độ sáng xuống thấp để phù hợp hơn mà không cần thay đổi đèn.

5. Kết nối của đèn thông minh là gì?

Thông thường đèn thông minh sẽ có 2 loại là dùng Wifi 2.4GHz và Zigbee. Với các đèn cao cấp, cần dùng số lượng lớn, có nhiều tính năng sẽ dùng sóng zigbee để ổn định hơn. Tuy nhiên sẽ cần phải có bộ trung tâm Zigbee đi kèm. Khi đó không cần lo vụ quá tải vì thực ra chỉ đang có một thiết bị kết nối vào Wi-Fi trong nhà mà thôi (là cái hub).

Xem thêm: Sóng Zigbee trong nhà thông minh là gì?

Đối với các thiết bị Wifi, khi sử dụng các router Wi-Fi cấu hình thấp, thường sẽ bị quá tải khi có quá nhiều thiết bị kết nối vào. Khi bạn sử dụng quá nhiều đèn thông minh Wifi, lúc đó kết nối sẽ thiếu ổn định, hay rớt, tốc độ chậm, không phản hồi… Khi ấy không chỉ thiết bị smarthome bị ảnh hưởng mà cả máy tính, điện thoại, TV… của bạn cũng gặp vấn đề. Cách khắc phục thường sẽ sử dụng 1 bộ WIfi RAM dung lượng cao riêng cho các thiết bị Smart home

Tổng kết chung lại là?

  • Cần kiểm tra kích thước, trần, đèn, nguồn cho đèn trước khi lắp
  • Cân nhắc giữa việc mua đèn thông minh vs công tắc thông minh
  • Lựa chọn độ sáng phù hợp công năng của căn phòng, chứ không dễ bị tối, khó chịu
  • Nếu bạn dùng loại đèn kết nối thẳng vào Wi-Fi, hãy dùng 1 bộ Wifi thật tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo