Với những người dùng đã sử dụng qua thiết bị nhà thông minh. Thì khái niệm trợ lý ảo sẽ không còn quá xa lạ. Là một công cụ đắc lực giúp cho ngôi nhà trở nên thông minh và hoàn toàn tự động. Không còn phải thực hiện các tác động vật lý. Cũng như hoàn toàn điều khiển với giọng nói.
Nhưng nếu bạn là một người mới. Muốn tìm hiểu về nhà thông minh cũng như trợ lý ảo. Thì không thể bỏ qua vài viết ngay sau đây.
Nội dung bài viết
1. Trợ lý ảo nhà thông minh là gì?
Trợ lý ảo có thể hiểu là một phần mềm được lập trình phức tạp. Theo đó, có thể tiến hành thực hiện các lệnh điều khiển khác nhau. Cũng như tiến hành thực hiện các yêu cầu của người dùng. Như là tiến hành tìm kiếm thông tin, thực hiện theo lệnh,…
Hiện nay, nhờ sự cải tiến trong các phần mềm, đặc biệt là công nghệ AI. Có thể tiến hành phân tích dữ liệu người dùng. Và từ đó đưa ra những gợi ý phù hợp với nhu cầu người dùng. Thậm chí, còn có thể dự đoán trước nhu cầu người dùng trong tương lai.
- Xem thêm: Nhà thông minh là gì?
Trợ lý ảo đóng vai trò quan trọng trong nhà thông minh
Với một ngôi nhà thông minh thực sự. Sẽ hướng tới một ngôi nhà “hoàn toàn tự động”. Như là tự động bật đèn khi người dùng về nhà. Hoăc khi nhiệt độ xuống quá thấp/ quá cao thì điều chỉnh điều hòa phù hợp nhất.
Người dùng không còn phải điều chỉnh vật lý các thiết bị với công tắc như trước đây. Mà hoàn toàn có thể điều khiển mọi thiết bị với giọng nói. Và đó chính là khi “trợ lý ảo” phát huy tác dụng điều khiển thiết bị. Đồng thời, có bất cứ thắc mắc nào cũng có thể được trợ lý ảo giải đáp nhanh.
2. Một số nền tảng với trợ lý ảo nhà thông minh
Hiện nay, mô hình nhà thông minh phổ biến nhất là hoạt động theo các “nền tảng nhà thông minh”. Các nhà cung cấp nền tảng nhà thông minh sẽ có một hệ thống lưu trữ dữ liệu riêng. Và các công nghệ xử lý dữ liệu từ lệnh người dùng. Và đặc biệt nhất là cung cấp trợ lý ảo thông minh. Cũng như hỗ trợ sử dụng kết hợp nhiều thiết bị thông minh cùng một lúc.
2.1 Trợ lý ảo Google Assistant
Google Assistant được ra mắt lần đầu tại hội nghị Goolge I/O vào tháng 5/2016 dành riêng cho dòng máy Pixel, Pixel XL, Google Home và Android Wear 2.0. Sau đó trở lên phổ biến trên hầu hết các điện thoại Android, và cũng có cả iOS.
Với Google Assistant, bạn có thể dễ dàng xác định vị trí của mình khi lạc đường ở một thành phố xa lạ. Hay đơn giản chỉ là tìm kiếm một địa điểm ăn uống vui chơi gần bạn nhất khi đi du lịch chỉ với một câu lệnh đơn giản như: “OK Google, tôi đang ở vị trí nào?”. “Ok Google, nhà hàng (địa điểm vui chơi) nào gần vị trí tôi nhất?”. Google Assistant không chỉ dùng được trên điện thoại . Bạn có thể dùng nó với các thiết bị thông minh Google Home như:
- Loa thông minh Google Nest Mini, Google Home Mini, Google Home, Google Home Max
- Màn hình thông minh: Google Nest Hub, Google Nest Hub max
- Camera thông minh Google Nest Cam IQ Indoor.
- Bộ phát Wifi Mesh Point – Google Nest WiFi
- Thiết bị truyền phát hình ảnh video Google Chromecast 3, Google Chromecast Ultra 4K
- Khóa thông minh Google Nest Yale
2.2 Trợ lý ảo Siri
Siri là tên gọi của trợ lý giọng nói thông minh được tích hợp trong gần như mọi thiết bị trong hệ sinh thái Apple. Tương tự như Google Assistant, bạn có thể sử dụng Siri không chỉ trên điện thoại mà còn các thiết bị thông minh khác của Apple như:
- Loa thông minh Apple HomePod, tai nghe Apple AirPod, các dòng iPad
- Thiết bị truyền phát hình ảnh, âm thanh Apple TV 4K Gen 5th
- Các dòng máy tính Mac…
- Đồng hồ thông minh Apple Watch
Có thể thấy, so với Google thì các thiết bị có hỗ trợ Siri vẫn còn hạn chế hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với nhiều người dùng thì Siri vẫn có độ phản hồi chính xác và nhanh hơn với Google. Độ bảo mật của Siri cũng ổn hơn. Vì các thiết bị lưu trữ dữ liệu thông minh của Siri được mã hóa từ đầu đến cuối. Để tất cả dữ liệu được đồng bộ hóa mà không sợ bị đánh cắp và thậm chí Apple cũng không thể truy cập được.
Siri Intelligence sử dụng Machine Learning (máy học thông minh) để tìm và đề xuất các cuộc hẹn theo lịch trong email hoặc tin nhắn. Đề xuất các trang web trong Safari nếu các liên kết được chia sẻ trong iMessage. Và cung cấp các đề xuất văn bản thông minh dựa trên những gì bạn đã đọc gần đây trong Safari.
2.3 Trợ lý ảo Alexa, Bixby
Alexa là trợ lý ảo do Amazon phát triển. Với Alexa, bạn cũng có thể sử dụng các tính năng tương tự như Google Assistant và Siri. Tuy được đánh giá cao về tính năng cũng như độ phản hồi nhưng Alexa vẫn phổ biến nhất tại Mỹ và châu Âu. Các thiết bị có tích hợp Alexa gồm loa thông minh và màn hình Echo Show, Spot.
Bixby là trợ lý ảo do Samsung phát triển được giới thiệu lần đầu tiên trên Galaxy S8 và S8 +. Bạn có thể tương tác với Bixby bằng giọng nói, văn bản. Nó được tích hợp sẵn vào điện thoại Samsung. Và tất nhiên vẫn chưa thật phổ biến trên toàn thị trường.
2.4 So sánh giữa các trợ lý ảo thông minh
Một số nền tảng nhà thông minh với hệ sinh thái đa dạng là:
Tên nền tảng | Tên trợ lý ảo | Wake Word | Một số đặc điểm |
Apple HomeKit | Siri | “Hey, Siri” | Nền tảng bảo mật cao. Ứng dụng Home App dễ sử dụng. Thiết bị trong hệ giá thành còn cao. |
Google Home | Google Assistant | “OK, Google”/ “Hey, Google” | Nền tảng thiết bị đa dạng. Ứng dụng còn khó sử dụng. |
Amazon Alexa | Alexa | “Alexa” | Thiết bị chưa thực sự đa dạng. Phải chuyển vùng dữ liệu. |
Samsung SmartThings | Bixby | “Hi Bixby” | Nền tảng còn mới, chưa da dạng. Độ phản hồi dữ liệu còn chậm. |
Microsoft Cortana | Cortana | “Hey Cortana…’ | Nền tảng còn mới, chưa da dạng. |
3. Những chức năng với trợ lý ảo nhà thông minh
3.1 Điều khiển hoàn toàn tự động với giọng nói
Như đã nói, nhờ vào các nền tảng nhà thông minh. Mà trợ lý ảo tương ứng có thể điều khiển các thiết bị trong nhà. Như là nói “Hey Google, show me my front door” để xem camera cửa . Hoặc là “ Hey Siri, turn on all Philips Hue Lights” để bật đèn.
3.2 Trả lời các câu hỏi của người dùng
Các trợ lý ảo thực sự là một “trợ lý” cho người dùng. Mỗi khi cần tra cứu hay giải đáp thắc mắc. Người dùng có thể dùng trợ lý ảo để tìm câu trả lời. Như hỏi đường đi, mở nhạc, xem phim,…
3.3 Thực hiện cuộc gọi
Trợ lý ảo tích hợp trong các loa thông minh (Google Nest Mini) cũng hoàn oàn có thể thực hiện cuộc gọi. Người dùng chỉ cần dùng lời nói. Như là “Hey Google/ Siri, call mom” để gọi điện thoại. Mà hoàn toàn không cần sử dụng đến điện thoại thông thường.
3.4 Kết hợp tính năng nhận diện gương mặt
Trong xu hướng công nghệ AI thông minh mới nhất. Thì các nền tảng nhà thông minh đã bắt đầu cho ra mắt tính năng nhận diện gương mặt. Tiêu biểu nhất là Google và Apple.
Kết hợp với tính năng nhận diện gương mặt thông thường trên điện thoại. Thì nay các camera an ninh thông minh hoàn toàn có thể thực hiện chức năng nay. Trợ lý ảo nhà thông minh sẽ thông báo chính xác ai đã đến nhà bạn. Dựa theo danh bạ gương mặt người dùng đã lưu sẵn.
3.5 Tạo ra các tự động hóa kết hợp các thiết bị
Như đã nói, một ngôi nhà thông minh lý tưởng là phải hoạt động hoàn toàn tự động. Và các thiết bị có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau. Để hoạt động đúng theo ý định người dùng. Chi tiết tại:
4. Sử dụng nhà thông minh, người dùng sẽ phải gặp một số vấn đề như…
Nhà thông minh thì có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, một số “vấn đề” mà người dùng cần lưu ý trước khi trang bị ngôi nhà thông minh là:
4.1 Mạng Internet và nguồn điện ổn định
Thiết bị thông minh luôn đi kèm với yêu cầu mạng internet phải có sự ổn định 24/7. Vì với giao thức Wifi 2.4GHz hay thậm chí sử dụng giao thức khác. Thì việc ra lệnh vẫn phải gửi tín hiệu về cloud lưu trữ của nền tảng. Và phải xử lý các yêu cầu này và gửi lệnh nhanh xuống cho thiết bị.
Đặc biệt với các hệ thống thông minh, như camera, cảm biến, chống trộm,… Thì việc đảm bảo điện và internet chắc chắn phải được duy trì liên tục.
- Xem thêm:
- Mesh wifi cho nhà thông minh và những điều cần biết.
- Google Nest Wifi – thiết bị kích sóng wifi tích hợp cả loa thông minh.
4.2 Ngôn ngữ chủ yếu: tiếng Anh
Sử dụng tiếng Anh trong việc cài đặt và điều chỉnh thiết bị nhà thông minh là điều không tránh khỏi. Vì các thiết bị nhà thông minh tối ưu đều sẽ là các hãng công nghệ ngoại quốc.
Tuy nhiên, vấn đề này dường như ngày một “ít nghiêm trọng” hơn. Vì tiếng Anh nay đã là ngôn ngữ quốc tế. Hơn hết, các ứng dụng điều khiển thiết bị ngày một thân thiện hơn với người dùng. Dễ dàng sử dụng mà chỉ cần một chút vốn tiếng Anh cơ bản.
Hơn hết, các nền tảng nhà thông minh dường như đã chú ý đến người dùng Việt. Đơn cử như Google từng tung ra bản Google Assistant thử nghiệm tiếng Việt. Và hứa hẹn sẽ có bản chính thức trong tương lai.
4.3 Vấn đề bảo mật người dùng
Đây hẳn là vấn đề khiến nhiều người dùng lo lắng nhất. Đặc biệt là các camera, chuông cửa an ninh cho ngôi nhà.
Đề tránh gặp phải vấn đề này, người dùng nên lưu ý lựa chọn thương hiệu thiết bị kỹ lưỡng. Nên chọn các thương hiệu có uy tín quốc tế. Điều quan trọng là mọi thiết bị thông minh đều sẽ lưu trữ và thu thập thông tin người dùng. Tuy nhiên, mục đích chủ yếu là nhắm đến việc nâng cao trải nghiệm người dùng. Và phân tích hành vi nhằm đưa ra các chức năng thông minh hơn.
Xem các bài viết có liên quan:
- Nhà thông minh là gì? A-Z về nhà thông minh.
- Tự động hóa nhà thông minh là gì?
- 8 thiết bị có trợ lý ảo Google Assistant tốt nhất nên thử.
- Tổng hợp các câu lệnh Siri điều khiển nhà thông minh Apple HomeKit.
- IOS 14 cùng nhiều cập nhật mới cho người dùng HomeKit.