Nội dung bài viết
1. Chiếu sáng thông minh – Ứng dụng nhà thông minh KNX cơ bản nhất
- Bật tắt từ một hoặc nhiều vị trí.
- Điều khiển trung tâm, chỉ với một nút nhấn có thể bật/tắt nhiều thiết bị cùng một lúc.
- Điều chỉnh độ sáng đèn từ một hoặc nhiều vị trí.
- Chế độ đèn cầu thang – tự động tắt sau thời gian trễ (có thể cài đặt).
- Đèn toilet – tự động tắt sau thời gian trễ (có thể cài đặt).
- Bật/tắt theo thời gian lập trình.
- Bật/tắt các ổ cắm máy pha cà phê, bàn ủi, TV, DVD,…
- Cảm biến tự động bật đèn cầu thang, toilet, hành lang. Tích hợp cảm biến đo ánh sáng ban ngày chỉ bật đèn tự động khi không đủ ánh sáng.
- Lập trình các ngữ cảnh cho một hoặc nhiều nhóm đèn, kết hợp các hệ thống khác như rèm cửa, âm thanh, an ninh,…tạo ra các ngữ cảnh theo ý người sử dụng.
- Nút nhấn khẩn cấp (Panic button), khi nhấn hoặc phát hiện đột nhập vào ban đêm sẽ tự động bật các đèn định sẵn để xua đuổi.
- Hiển thị trạng thái của các thiết bị trên màn hình trung tâm, điện thoại,…hỗ trợ việc điều khiển và giám sát từ xa.
Một hệ thống nhà thông minh cơ bản luôn có chức năng này. Vì cậy đây cũng chính là ứng dụng nổi bật của một hệ nhà thông minh KNX.
2. Rèm cửa, cửa cuốn, màn chiếu,…
- Điều khiển đóng/mở rèm từ một hoặc nhiều vị trí.
- Điều khiển trung tâm bằng bàn phím hoặc màn hình.
- Cài đặt ngữ cảnh đóng/mở, kết hợp với điều khiển chiếu sáng khi xem TV, đọc sách, làm việc, thư giãn,…
- Kết hợp với các cảm biến thời tiết tự động đóng rèm, cửa cuốn khi trời mưa, gió to.
- Đóng/mở theo thời gian lập trình
- Hiển thị trạng thái của các thiết bị trên màn hình trung tâm, điện thoại,…hỗ trợ việc điều khiển và giám sát từ xa.
3. Điều hòa không khí hệ KNX
- Điều khiển nhiệt độ trong phòng theo cài đặt hoặc theo người dùng. Như khi không có người trong phòng một khoảng nào đó máy lạnh sẽ tự tắt hoặc tăng nhiệt độ để giảm năng lượng tiêu thụ.
- Có thể kết hợp với công tắc cửa (door contact) để khi cửa sổ trong phòng mở chẳng hạn thì mày lạnh sẽ tự động tắt để tiết kiệm năng lượng.
- Kết hợp với cảm biến đo nhiệt độ bên ngoài và bên trong nhà để độ chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà không quá lớn, dẫn đến sốc nhiệt và nhiều năng lượng tiêu thụ. Ví dụ: vào mùa hè thì nhiệt độ ngoài trời 350C thì máy lạnh điều chỉnh ở mức 270C, vào mùa đông nhiệt độ ngoài trời khoảng 200C thì máy lạnh điều chỉnh ở 250C hoặc có thể tắt đi.
- Tự động tăng giảm nhiệt độ khi bắt đầu đi ngủ, đến đêm thì tăng nhiệt độ lên 1-20C để tránh bị quá lạnh khi ngủ.
4. Hệ thống cảnh báo hệ nhà thông minh KNX:
- Quan sát bên ngoài tòa nhà bằng các công tắc cửa, cảm biến phát hiện vỡ kính, cảm biến phát hiện chuyển động ngoài nhà; quan sát bên trong tòa nhà nhờ bằng các cảm biến phát hiện chuyển động trong nhà;
- Tích hợp các cảm biến báo khói, báo nhiệt, báo gas,… vào trong hệ thống.
- Nút nhấn khẩn cấp (Panic button), nhấn trong trường hợp có trộm đột nhập hoặc trường hợp khẩn cấp khác, để kích hoạt chế độ báo động, gọi điện, gửi SMS hoặc Email.
- Khi phát hiện trộm đột nhập thì hệ thống tự động bật đèn trong nhà, ngoài nhà, mở rèm để xua đuổi.
- Các cảm biến tự động bật đèn (motion sensor) có thể sử dụng như một cảm biến an ninh khi chế độ báo động được kích hoạt.
5. Một số tiện nghi và ưu điểm khác:
- Hệ thống bus điện áp 29V DC (Safety Extra Low Voltage), không gây nhiễu sóng điện từ như các hệ thống khác
- Các bộ đóng cắt tải nằm trong tủ điện không gây ảnh hưởng đến người sử dụng
- Hệ thống mở và tiêu chuẩn quốc tế nên có thể nâng cấp và mở rộng mà không phải thay mới hoàn toàn thiết bị
- Các thiết bị KNX từ nhiều nhà sản xuất khác nhau hoàn toàn tương thích
- Hỗ trợ các bộ giao tiếp với các hệ thống khác như: DALI, BACnet, Modbus,…
Các ứng dụng hệ nhà thông minh KNX đề dựa trên mong muốn của chủ nhà. Kèm theo đó là các thói quen sử dụng thiết bị điện. Gói điện KNX cơ bản các bạn có thể tham khảo chi tiết tại: Gói giải pháp nhà thông minh cho căn hộ từ 3 phòng.