Philips Hue Play Gradient và Nanoleaf 4D lightstrip là hai trong số những giải pháp đồng bộ ánh sáng với màn hình tối ưu nhất hiện nay. Cả hai đều sử dụng công nghệ chiếu sáng gradient để tạo ra hiệu ứng ánh sáng đồng bộ với nội dung trên màn hình. Mang đến trải nghiệm giải trí sống động và hấp dẫn hơn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ so sánh hai sản phẩm này một cách chi tiết. Để giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Nội dung bài viết
1. Về thiết kế
1.2 Thiết kế Philips Hue Play Gradient
Philips Hue Play Gradient có 2 loại, dành cho TV và dành cho PC với kích thước cố định sẵn:
- Dành cho TV: Dải đèn LED có 3 kích thước tương ứng cho TV có kích thước lần lượt là 55 inch, 65 inch và 75 inch.
- Dành cho PC: Có 2 phiên bản tương ứng với kích thước màn hình PC lần lượt là 24-27 inch, 32-34 inch.
Sản phẩm được thiết kế để gắn vào mặt sau của TV hoặc PC với 16 triệu màu RGB. Và trang bị các bóng đèn led được phân bổ đều trên dải đèn. Điều này giúp tạo ra hiệu ứng ánh sáng xung quanh một cách nhất quán và liền mạch. Đồng thời, thiết bị cũng được thiết kế uốn cong linh hoạt nên việc uốn dải đèn theo các cạnh của TV hay PC là vô cùng đơn giản. Hơn nữa, thiết bị được trang bị vỏ bọc silicon không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn đảm bảo tính chắc chắn khi sử dụng.
1.2 Thiết kế Nanoleaf 4D Lightstrip
Nanoleaf 4D lightstrip được trang bị vỏ bọc LED mỏng hơn. Với keo dính 3M được dán trải dài theo đoạn thẳng dây LED. Dải đèn bao gồm 2 phiên bản dùng cho TV dưới 65″ và từ 65-85″. Đặc biệt, bạn có thể cắt độ dài đèn dây sao cho phù hợp nhất với kích thước màn hình của bạn, khá là linh hoạt.
Thiết bị được lắp phía sau TV hay PC và có tới 16 triệu màu RGB. Đồng thời thiết bị có tới 30 đèn LED trên mỗi mét. Mặc dù không phù hợp với độ phân giải 4K của TV, nhưng nó vẫn cho phép mở rộng màu sắc khác nhau trên màn hình ra ngoài viền. Nanoleaf 4D cũng có thời gian phản hồi nhanh và dải màu rộng để đảm bảo hiệu ứng được hiển thị chính xác.
2. Công nghệ đồng bộ ánh sáng
2.1 Philips Hue Play Gradient Lightstrip
Philips Hue Play Gradient sử dụng công nghệ đồng bộ ánh sáng dựa trên HDMI. Nghĩa là bạn cần kết nối dải đèn với TV hay PC của mình thông qua hộp đồng bộ hóa Philips Hue Play Sync Box HDM. Điều này cho phép dải đèn truy cập trực tiếp vào tín hiệu video. Và đồng bộ hóa ánh sáng với nội dung trên TV hay PC một cách chính xác.
Kết nối với Philips Hue Play Sync Box HDMI người dùng có thể đồng bộ ánh sáng với những thiết bị Philips Hue đa dạng. Như Philips Hue Play Light Bar, Philips Hue Lightstrip Plus, Bóng đèn Hue White & Color Ambiance…
Trải nghiệm đồng bộ ánh sáng Philips Hue sẽ mang đến cho bạn những giây phút giải trí tuyệt vời. Ánh sáng sẽ hòa quyện với nội dung trên màn hình TV. Tạo ra một không gian giải trí sống động và hấp dẫn.
*Lưu ý: Người dùng cần phải kết nối với Hue Bridge để kết nối thiết bị điều khiển ánh sáng.
2.2 Nanoleaf 4D Lightstrip
Nanoleaf 4D lightstrip sử dụng công nghệ đồng bộ ánh sáng dựa trên camera. Tức là thiết bị sử dụng camera tích hợp để phân tích màu sắc trên màn hình TV và đồng bộ hóa ánh sáng với nội dung đó. Điều này giúp dải đèn có thể đồng bộ hóa ánh sáng với bất kỳ nội dung nào đang hiển thị trên TV hay PC. Bao gồm cả các ứng dụng phát trực tuyến như Netflix,…
Tuy nhiên, sử dụng camera để đồng bộ ánh sáng với màn hình thì khả năng phản hồi đồng bộ ánh sáng Nanoleaf 4D sẽ không nét bằng đồng bộ trực tiếp như trên bộ Philips Hue Play Sync Box HDMI.
Với tính năng Mirror mode, bạn có thể đồng bộ với màn hình với nhiều chế độ từ 1D, 2D,3D và 4D. Để đồng bộ với ánh sáng theo nội dung hiển thị trên màn hình. Với chế độ 4D cao nhất sẽ đồng bộ màu sắc và độ sáng của đèn theo từng khu vực.
Nanoleaf 4D còn được trang bị công nghệ Sync+ cho phép đồng bộ với tối đa 3 đèn Nanoleaf khác trong cùng một phòng. Các thiết bị có thể tích hợp như Nanoleaf Triangle, Nanoleaf Lines, Nanoleaf Hexagon… Giúp nâng tầm trải nghiệm giải trí với ánh sáng Nanoleaf.
3. Về tính năng
Cả Philips Hue Play Gradient và Nanoleaf 4D lightstrip đều có thể được điều khiển bằng ứng dụng chuyên dụng riêng. Điều này cho phép bạn bật/tắt đèn, điều chỉnh độ sáng và màu sắc. Cũng như tạo các kịch bản ánh sáng tùy chỉnh.
Philips Hue Play Gradient tương thích với Apple HomeKit, Google Home và Amazon Alexa. Cho phép bạn điều khiển đèn bằng giọng nói. Nanoleaf 4D lightstrip cũng tương thích với Apple Home, Amazon Alexa, Google Home, IFTTT, SmartThings và Razer Chroma.
4. Bảng so sánh nhanh Philips Hue Play Gradient với Nanoleaf 4DLightstrip
5. Tổng kết
Philips Hue Play Gradient và Nanoleaf 4D lightstrip đều là những dải đèn thông minh cao cấp. Mang đến cho người dùng những trải nghiệm giải trí đỉnh cao, tuyệt vời. Tuy nhiên, chúng có một số điểm khác biệt về công nghệ đồng bộ ánh sáng, thiết kế, tính năng và giá cả.
Tùy vào nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình.
- So sánh các dòng động cơ rèm Aqara Curtain Motor
- Hướng dẫn sử dụng Thiết Bị Chống Trộm Hunonic CT01
- Hướng dẫn cài đặt và sử dụng các chức năng của Hunonic Notec – Aptomat đo năng lượng
- Review đèn Spotlight Philips Wiz GU10 16 triệu màu Matter
- Hướng dẫn cài đặt màn hình Aqara S1 Plus chi tiết