Nhà thông minh hiện đại và nằm ở việc có thể kết hợp nhiều thiết bị hoạt động tự động với nhau. Tuy nhiên, hiện tại người dùng vẫn bị hạn chế bởi việc một số thiết bị chỉ hoạt động ở các nền tảng nhất định. Đơn cử là thiết bị Google sản xuất thì không thể hoạt động với Amazon Alexa và Apple HomeKit. Và viễn cảnh các nền tảng có thể hoạt động phối hợp lẫn nhau đã được mở ra với giao thức mới – Matter.
Nội dung bài viết
Giao thức Matter là gì?
Matter là một giao thức mới được cung cấp bởi dự án Project Connected Home over IP (CHIP). Dự án được thành lập với sự tham gia của các công ty Ikea, Samsung SmartThings và Signify/Philips Hue. Với giao thức Matter này, nhà sáng lập đã đưa ra các chứng nhận tiêu chuẩn nhất định. Và nhắm đến các thiết bị thông minh sử dụng IP để kết nối với hệ thống nhà thông minh.
Do được phát triển dựa trên công nghệ IP, thế nên nó có các đặc tính và cơ chế tương tự như việc giao tiếp trong môi trường internet. Giao thức này bắt đầu như một lớp ứng dụng nằm ở trên cùng các công nghệ IP gồm ethernet, Wi-Fi, Thread và Bluetooth. Matter chỉ bổ sung thêm công nghệ để mọi thứ đơn giản và mượt mà hơn.
Matter cũng được hứa hẹn là sẽ tương thích với hầu hết các thiết bị thông minh, bao gồm đèn, công tắc, khóa cửa, camera,… Và sẽ dễ dàng được tích hợp với các thiết bị Zigbee hiện tại.
Chẳng hạn, khi mua một cảm biến thông minh được hỗ trợ Matter, bạn có thể sử dụng mà không cần phải kiểm tra xem nó có tương thích với Amazon Alexa, Google Assistant hay Apple HomeKit hay không nữa. Không chỉ vậy, các thiết bị Matter có thể tạo thành một mạng lưới đồng nhất trong ngôi nhà của bạn.
Trên trang chủ của Matter, hãng đã giới thiệu rất nhiều đối tác hợp tác. Có bao gồm Google, Apple, IKEA, Huawei, Legrand, Signify,… Matter cũng hứa hẹn rằng rất có thể trong tương lai tới, người dùng có thể sử dụng các thiết bị thông minh “xuyên” nền tảng.. Và sử dụng một cách hoàn toàn “chính thức”, tức không qua hệ thống bên thứ ba nhưu IFTTT hay Home Assistant.
Bên cạnh đó, Zigbee Alliance – tổ chức đã sáng tạo ra sóng Zigbee. Cũng đã tuyên bố sẽ đổi tên thành Connectivity Standards Alliance (CSA). Với mục đích để phù hợp hơn với các dự án mở rộng hợp tác mới (tương tự như Matter) trong hệ thống các thiết bị Zigbee.
Xem thêm tại trang chủ Matter https://buildwithmatter.com/
Ưu điểm của Matter
Thay vì phải sử dụng tất cả các thiết bị trong một hệ sinh thái nhất định, giờ đây người dùng có thể sử dụng sản phẩm của bất kỳ hãng nào miễn là nó có hỗ trợ Matter. Giao thức này cung cấp và hỗ trợ trên nhiều kênh kết nối khác nhau như: Stream, Bluetooth, Wifi, Internet… Vì vậy, người dùng có thể điều khiển ngay cả khi thiết bị đó không được kết nối với Internet.
Người dùng sẽ được lợi rất nhiều khi Matter ra đời, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn, tăng trải nghiệm với nhiều dòng sản phẩm hơn. Không chỉ vậy, Matter cũng đem tới những lợi ích không nhỏ cho các nhà sản xuất. Nhờ giao thức này, các nhà sản xuất không còn cần suy tính tới việc làm sao cho thiết bị có thể hoạt động tương thích với các nền tảng khác nhau nữa, từ đó có thể tập trung tốt hơn vào việc cải tiến chất lượng thực sự của các sản phẩm.
Tiêu chuẩn nhà thông minh Matter ver 1.0
Liên minh Tiêu chuẩn Kết nối (CSA) đã đưa ra thông báo chính thức rằng họ đã phát hành Matter ver 1.0 với chương trình chứng nhận Matter cho các công ty sản xuất thiết bị thông minh.
Việc sử dụng WiFi giúp các thiết bị đạt chuẩn Matter tương tác với nhau qua một hệ thống mạng cục bộ có băng thông cao, dễ dàng trao đổi dữ liệu qua bộ nhớ đám mây. Trong khi đó, Thread lại cung cấp một mạng lưới bảo mật cao và dễ dàng mở rộng. Cả WiFi và Thread đều hợp tác với CSA để giúp hiện thực hóa tầm nhìn hoàn chỉnh về Matter.
Matter hỗ trợ các thiết bị nào?
Ver 1.0 của Matter sẽ hỗ trợ một số thiết bị cơ bản và phổ biến trong nhà thông minh như:
- Bóng đèn và công tắc thông minh.
- Ổ cắm thông minh.
- Chuông cửa
- Khóa thông minh.
- Rèm thông minh.
- Bộ điều khiển cửa
- Bộ điều điều hòa/ nhiệt.
- Các cảm biến
Các phòng thử nghiệm cũng đang được mở để chứng nhận liệu một sản phẩm có đạt tiêu chuẩn Matter không. Dựa vào đó, các công ty có thể phát hành và cập nhật thiết bị của mình để hỗ trợ giao thức mới.
Hiện tại, người dùng đã có thể mong chờ được sử dụng Matter với hệ thiết bị Google, Philips Hue và WiZ. Khi Google đã đưa ra thông báo chính thức trên Blog cho việc tích hợp Matter vào thiết bị Nest của mình. Và Philips Hue và WiZ cũng đang có động thái tương tự.
Philips Hue hiện đã phát hành phiên bản phầm mềm Beta tương thích Matter dành cho các nhà phát triển. Bạn chỉ cần nâng cấp phần mềm với Philips Hue Bridge và nó sẽ tự động cập nhật với các thiết bị đèn sẵn có.
Các thương hiệu có hỗ trợ Matter
Tính đến nay, đã có hơn 280 công ty là thành viên của CSA, bao gồm những tên tuổi lớn như Apple, Amazon, Google, Philips Hue,…
Các thương hiệu đều đang tung ra nhiều bản cập nhật phần mềm để sẵn sàng cho giao thức mới. Tuy vậy Matter vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, do đó quá trình vận hành vẫn sẽ còn xảy ra nhiều lỗi và sẽ liên tục được các nhà phát triển chỉnh sửa, hoàn thiện.
Tiêu chuẩn Matter dự kiến sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ cho việc áp dụng và phổ biến nhà thông minh. Người dùng không còn phải đau đầu cân nhắc xem sản phẩm có tương thích với hệ sinh thái mà mình đang sử dụng hay không và cũng có thể tận dụng các thiết bị sẵn có trong nhà để kết nối tạo nên tự động hóa đầy hiện đại.
Những thiết bị hãng nào có thể hoạt động với Matter?
Tới đây, người dùng có thể sẽ được sử dụng Matter với các thiết bị Google, Philips Hue, WiZ cùng nhiều thương hiệu thành viên khác trong CSA. Google đã đưa ra thông báo chính thức trên Blog về việc tích hợp Matter vào các thiết bị Nest của mình.
Xem thêm các bài viết có liên quan:
- Hướng dẫn cài đặt và sử dụng đèn YEELIGHT RGBIC LED
- Đánh giá Amazon Echo Spot 2024
- Review Aqara Intelligent Bathroom Heater T1
- Review Philips WiZ Smart Flex
- Nhân dịp giáng sinh 2024 Yeelight vừa ra mắt các sản phẩm mới