Đèn thông minh WiZ Connected ra đời thực sự đã mở ra nhiều cơ hội cho người dùng Việt Nam trải nghiệm các thiết bị thông minh. Đơn giản vì thiết bị đến từ thương hiệu uy tín Signify Philips. Lại được tích hợp khá nhiều tính năng thú vị có sẵn.
Cùng xem qua các tính năng mà người dùng có thể sử dụng với đèn thông minh WiZ trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Một số chức năng thông minh của đèn WiZ Connected
Trước khi sử dụng các tính năng của đèn thông minh WiZ. Dĩ nhiên người dùng phải cài đặt thiết bị đèn trước tiên. Chi tiết xem tại bài hướng dẫn sau:
1. Fading (Đèn mờ/ sáng dần)
Chức năng này có tác dụng điều chỉnh thời gian đèn tắt dần hoặc sáng dần sau khi bấm nút On hoặc Off trên ứng dụng. Tính năng này sẽ cực hữu ích khi người dùng cần cài đặt
Tại phòng thiết bị, chọn bóng đèn cần điều chỉnh. Tiếp tục chọn vào hình bánh răng (Setting) ngay kế bên biểu tượng đèn. Tại mục Fading sẽ có cài đặt thiết bị đèn theo hai kiểu và theo đó cài đặt thời gian mong muốn:
- On fade-in: Đèn sẽ sáng dần khi bật trong [khoảng thời gian].
- Off fade-out: Đèn sẽ mờ dần khi tắt trong [khoảng thời gian].
2. WiZclick (Đổi ngữ cảnh thông minh)
WiZclick là chức năng tắt/ bật thủ công với công tắc đèn, mà đèn WiZ có thể đổi hai ngữ cảnh đèn khác nhau:
- Bật đèn một lần và đèn sẽ ở chế độ sáng yêu thích một.
- Bật đèn lần thứ hai trong vòng 5 giây (sau lần bật đầu) và đèn sẽ ở chế độ ánh sáng yêu thích thứ hai.
Chức năng thay đổi ngữ cảnh này cũng có thể áp dụng trên nút nhấn vật lý của WiZmote.
Để bật chức năng này, người dùng chọn thiết bị đèn tương ứng. Chọn vào hình bánh răng (Setting), chọn mục WiZclick và cài đặt cho ngữ cảnh một và hai.
Nếu tắt chức năng này thì bóng đèn sẽ lưu lại trạng thái lần cuối sử dụng.
3. Power Outage Recovery (Hồi phục trạng thái khi cúp điện)
Thông thường thì các đèn đều sẽ sáng khi được cấp nguồn. Tuy nhiên, đôi khi điều này có thể gây ra bất tiện khi trong nhà mất điện, đặc biệt là vào ban đêm. Vì có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ. Hoặc khi người dùng đi vắng không có ở nhà và đèn bật gây tốn điện.
Thì đèn thông minh WiZ có tính năng Power Outage. Chức năng này có thể giúp cho đèn sáng ở một chế độ sáng nhất định khi ghi nhận đèn đã bị cúp điện.
Sau khi các thiết bị đèn đã được cài đặt, tai phòng tương ứng, người dùng chọn dấu 3 gạch ở góc trái. Chọn mục Setting (cài đặt). Tiếp tục tick bật cho mục Power Outage Recovery.
Khi tính năng này được kích hoạt, thì đèn sẽ không bật lại khi bị mất điện đột ngột. Để bật lại đèn, người dùng cần bật công tắc đèn hai lần liên tiếp.
4. Members (Chia sẻ thành viên)
Người dùng cũng có thể chia sẻ nhiều thành viên cùng điều khiển cho hệ thống đèn WiZ Home của mình. Sẽ có hai chế độ cho người dùng lựa chọn:
- Owner: Phân toàn quyền điều khiển thiết bị WiZ, như là tạo hoặc sửa đổi các đèn.
- Guest: Hạn chế quyền điều khiển, chỉ có thể thực hiện khi kết nối cùng mạng wifi với các thiết bị đèn WiZ.
Sau khi các thiết bị đèn đã được cài đặt, tai phòng tương ứng, người dùng chọn dấu 3 gạch ở góc trái. Chọn mục Setting (cài đặt). Tiếp tục chọn Invite. Tại mục này, người dùng có thể đặt tên cho người dùng khách. Tiếp tục chọn “Generate invite” để lấy mã mời khách hàng.
Nếu muốn đặt giới hạn thời gian cho lời mời, chọn mục Expiring và cài đặt thời gian. Hoặc xóa người dùng khách bằng cách chọn Delete.
Sau đó, có thể phân quyền cho người được mời thành Owner hoặc Guest tùy ý.
Khi đăng nhập, người dùng khách sẽ nhập mã được cung cấp này và chọn mục Join a home để truy cập.
5. Scenes (Ngữ cảnh đèn)
Tính năng Scenes của đèn WiZ không như Philips Hue là các ngữ cảnh đèn có sẵn. Mà sẽ là nơi lưu trữ các ngữ cảnh đèn yêu thích của người dùng. Tính năng này cực hữu ích khi người dùng đã tự tạo và sắp xếp được các màu sắc đèn theo ý thích. Lưu ngữ cảnh này về, và người dùng có thể truy cập nhanh ngữ cảnh bất cứ lúc nào.
- Sau khi các thiết bị đèn đã được cài đặt, tai phòng tương ứng, người dùng chọn dấu 3 gạch ở góc trái. Chọn mục Setting (cài đặt).
- Tiếp tục chọn Scenes trong menu thanh bên và nhấn vào dấu Cộng (+) ở góc trái màn hình.
- Chọn căn phòng tương ứng và lưu ngữ cảnh. Người dùng cũng có thể chụp ảnh minh họa hoặc đặt tên cho ngữ cảnh yêu thích.
- Chọn Save để hoàn thành.
6. Rhythms (Nhịp điệu)
Với chế độ Rhythms, đèn thông minh WiZ sẽ tự động chuyển đổi giữa các ngữ cảnh đèn và mức độ sáng khác nhau. Rhythms của WiZ hiện nay có hai chế độ:
- Rhythms Circadian: Chế độ mô phỏng ánh sáng theo đồng hồ sinh học
– Sáng dần vào ban ngày với màu trắng mát.
– Màu trắng sau đó sẽ trở nên trung tính hơn và dần sáng hơn vào trưa.
– Khi buổi tối đến gần, đèn sẽ bắt đầu mờ và ấm dần, cho đến khi chuyển sang chế độ đèn ngủ để đi ngủ.
Chế độ này khá tương tự với tính năng Adaptive Lighting từ HomeKit cho thiết bị đèn Philips Hue.
Để cài đặt, người dùng chọn dấu 3 gạch ở góc trái. Chọn mục Setting (cài đặt). Tiếp tục chọn mục Rhythms cho phòng tương ứng. Và chọn bật cho nút trên góc phải.
Người dùng cũng có thể điều chỉnh thời gian thức dậy và giờ đi ngủ, nhịp điệu sẽ tự động điều chỉnh. Để làm như vậy, hãy nhấn vào “Edit” ở cuối thẻ Rhythms Circadian.
- Rhythms Custome: Chế độ chuyển ngữ cảnh tự cài đặt theo ý thích.
Nhịp điệu tùy chỉnh cho phép bạn xác định chế độ và độ sáng cho các đèn WiZ. Đèn sẽ đơn giản thay đổi từ chế độ này sang chế độ khác tại thời điểm được chỉ định.
Để cài đặt, cũng tại mục điều khiển Rhythms, người dùng chọn dấu Cộng (+) ở góc trên cùng bên phải của menu Rhythms.
Sau đó người dùng chọn ngữ cảnh mới. Cũng có thể cài đặt thời gian và chế độ sáng phù hợp cho các thời điểm trong ngày. Đặt tên cho dễ phân biệt và chọn Save để hoàn thành.
Lưu ý: Người dùng chỉ có thể lưu tối đa thêm 2 ngữ cảnh (ngoài nhịp sinh học mặc định).
7. Schedules (Lịch trình)
Đèn WiZ cũng hỗ trợ người dùng cài đặt thời gian tắt/ mở của đèn. Đặc biệt hữu ích khi bật đèn vào buổi tối mỗi ngày. Đơn giản làm theo các bước:
- Mở menu và chọn Schedules. Nhấn vào dấu Cộng (+) ở góc màn hình. Tại đây một mục là Event sẽ nổi lên và cho phép người dùng cài đặt sự kiện cho đèn. Các cài đặt bao gồm: Tên, thời gian bắt đầu – kết thúc, ngữ cảnh đèn (mục Action), các ngày trong tuần,…
- Nếu người dùng muốn lịch trình sáng của đèn này chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Thì hãy bật END, chọn thời lượng và hành động sẽ được áp dụng khi đến giờ kết thúc. Các hành động bao gồm tắt (Turn off) hoặc quay lại chế độ trước đó (Previous mode).
- Cuối cùng, nhấn vào “Create event” để hoàn thành.
8. Integrations (Hệ thống thông minh)
Thiết bị đèn WiZ ngoài các chức năng thông minh trên. Thiết bị còn có thể hoạt động với các nền tảng nhà thông minh thông dụng. Không chỉ là hoạt động với các thiết bị thông minh trong hệ. Đồng thời cũng có thể được điều khiển bằng giọng nói với trợ lý ảo. (Như là Google Home hoặc Amazon Alexa).
Tại màn hình chính, chọn thanh menu bên trái, chọn Setting. Cuộn xuống và chọn Integrations. Tại đây, một danh sách các nền tảng mà WiZ có thể tương thích xuất hiện.
Người dùng chọn nền tảng tương ứng để tiến hành cài đặt tiếp theo. Ví dụ như:
Cài đặt đèn WiZ với Google Home
Ngay cạnh bên danh sách các nền tảng có thể tương thích. Người dùng chọn mục Google Home.
Lúc này, một mã sẽ xuất hiện dùng để đăng nhập vào ứng dụng Google Home. Sao chép mã này vào khay nhớ tạm, sau đó chuyển đến ứng dụng Google Home.
Mở ứng dụng Google Home. Chọn dấu Cộng (+) ở góc trái màn hình. Tiếp tục chọn Set up devices. Tiếp tục chọn Have something already setup.
Tại thanh tìm kiếm, người dùng nhập WiZ vào là chọn vào biểu tượng WiZ tương ứng.
Sau đó, người dùng sẽ được chuyển hướng đến một trang mới. Tại đây, nhập mã đã lưu ở bước một. Nhấn vào Tiếp tục. Và đợi một chút cho đèn cập nhật và hoàn thành
Cách cài đặt đèn WiZ với Amazon Alexa
Muốn cài đặt WiZ với Alexa, người dùng chọn vào mục Alexa. Tiếp theo nhập tài khoản đã đăng kí, và thực hiện thao tác trên màn hình để hoàn thành.
Xem thêm các bài viết có liên quan:
- Các đèn thông minh Philips WiZ
- WiZ từ Signify Philips chính thức ra mắt tại Việt Nam.
- Review bóng đèn WiZ Turnable Color A60 mới nhất.
- Seamless Sethup – tính năng cài đặt trực tiếp với thiết bị thông minh mới nhất từ Google.